LÀM GÌ KHI BÀ BẦU BỊ CHUỘT RÚT?

Một trong những triệu chứng gây khó chịu khi mang thai là chuột rút. Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên nhưng không phải vì vậy mà chủ quan. Đó cũng có thể là dấu hiệu đến từ vấn đề khác.

Chuột rút là một trong những triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu nhưng cũng đừng vì vậy mà chủ quan, nó có thể là dấu hiệu có của bệnh khác. Các mẹ bầu nên hiểu rõ:
chuot-rut-khi-mang-thai-serumcuocsong
Chuột rút là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mang thai

Nguyên nhân

Các cơn đau do chuột rút kéo dài đến vài phút, gây đau đớn hay bất tiện trong di chuyển là do:

Tăng cân nhiều làm tăng áp lực gánh vác lên đôi chân gây ra tình trạng máu khó lưu thông.

Tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi khiến cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu thì khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút

Tình trạng ốm nghén, ăn uống không ngon miệng kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu chất, vitamin dẫn đến rối loạn điện giải và căng cơ, từ đó gây chuột rút.

Trong qua trình mang thai, một lượng lớn canxi chuyển từ cơ thể người mẹ sang thai nhi đẫn đến cơ thể người mẹ bị thiếu hụt cũng dễ gây chuột rút

Một số nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý có thể gây nguy hiểm:

  • Viêm ruột thừa
  • Viêm tụy
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Khó tiêu
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Táo bón
  • Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai làm tĩnh mạch bị căng và tổn thương, dẫn đến căng cơ

Cần làm gì khi bà bầu bị chuột rút?

Chính vì hiện tượng chuột rút rất phổ biến nên bà bầu khó tránh khỏi tình trạng này. Đôi khi chỉ cần hắt hơi, cười lớn hay đứng lâu cũng bị chuột rút. Vì vậy, mẹ bầu có thể sử dụng một số biện pháp phối hợp để giảm thiểu tình trạng này:

  • Xoa bóp, mát xa chân tay để máu lưu thông, “giải cứu” khi bị chuột rút
  • Bổ sung canxi và chất điện giải bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Các thực phẩm có lợi trong việc giảm chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.
  • Cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn có thể mát-xa hoặc tập yoga. Nên chăm chỉ xoa bóp chân hay ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực. Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân. Lúc làm việc có thể thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn
  • Những ngày cận sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn
  • Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu
  • Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động
  • Kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm để máu huyết lưu thông khi ngủ, đặc biệt là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.
  • Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể

Tuy nhiên nếu tình trạng chuột rút quá thường xuyên và cường độ đau quá mạnh thì cần cẩn trọng. Bởi đó có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu cảm thấy cơn đau mạnh ở bụng, lan rộng, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Nguồn: Theo BV Vinmec

Post a Comment

Previous Post Next Post